Viết nhật ký là một thói quen tốt giúp bạn ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản là ghi lại những sự kiện diễn ra hàng ngày thì nhật ký của bạn (cũng như việc viết nhật ký) sẽ trở nên nhàm chán. Vậy làm thế nào để viết nhật ký hằng ngày sao cho thú vị? Bài viết này sẽ có một số gợi ý cho bạn.
- 1. Xác định mục tiêu viết nhật ký
- 2. Lựa chọn phương thức phù hợp
- 3. Chọn thời gian và địa điểm hợp lý
- 4. Làm mới
1. Xác định mục tiêu viết nhật ký
Trước khi bắt đầu viết nhật ký, bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình là gì. Bạn muốn viết nhật ký để gì? Để ghi lại những sự kiện, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân? Để theo dõi quá trình phát triển của bản thân? Hay để giải tỏa căng thẳng, stress? Khi đã xác định được mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng tìm ra cách viết nhật ký phù hợp.
2. Lựa chọn phương thức phù hợp
Sổ nhật ký là người bạn đồng hành của bạn trong suốt quá trình viết nhật ký. Hãy lựa chọn một cuốn sổ nhật ký phù hợp với sở thích của bạn. Trong thời đại ngày nay, bạn không còn bị hạn chế bởi sổ giấy nữa, những ứng dụng viết nhật ký cũng là một lựa chọn tuyệt vời bởi những ưu điểm của riêng nó mà sổ giấy không thể có được. (ví dụ như có mật khẩu bảo vệ, có thể đem theo mọi lúc mọi nơi,...)
Under Trees là ứng dụng viết nhật ký trên điện thoại android/iphone. Nhật ký của bạn được bảo vệ bằng mật khẩu, không ai có thể đọc lén. Ứng dụng được thiết kế để tối ưu hóa trải nghiệm viết của bạn. Hãy thử nhé, mình đảm bảo bạn không thất vọng!
3. Chọn thời gian và địa điểm hợp lý
Thời gian và địa điểm phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ dàng viết nhật ký hơn. Bạn có thể viết nhật ký vào buổi sáng, buổi tối hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày mà bạn cảm thấy thư giãn. Nên chọn một địa điểm yên tĩnh, riêng tư để bạn có thể tập trung suy nghĩ và viết.
4. Làm mới
Để tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể thì các yếu tố mình vừa kể ở trên nên được cân nhắc kỹ càng. Bây giờ chúng ta sẽ vào phần nội dung trọng tâm nhất của bài viết. Làm thế nào để viết nhật ký hằng ngày một cách thú vị hơn, tránh nhàm chán.
Ai cũng biết rằng, việc gì cứ lặp đi lặp lại một kiểu mãi mãi thì rồi cũng gây nhàm chán cả. Vậy nên, phương án duy nhất đó là chúng ta phải thay đổi, tránh lặp lại. Mà cụ thể ở đây, chúng ta sẽ thay đổi việc viết nhật ký của mình. Bên dưới là một số gợi ý bạn có thể tham khảo nhé.
Nhập vai
Đây là phương pháp mà mình rất yêu thích. Thay vì viết nhật ký ở góc nhìn của bản thân, hãy tưởng tượng mình ở vai trò người khác, ví dụ: bố, mẹ hay anh chị em của mình. Điều này cực kỳ hữu ích khi bạn muốn nhìn nhận bản thân, muốn thử xem trong mắt mọi người mình sẽ như thế nào. Cái khó của việc này là khi viết bạn phải công tâm, đánh giá sự vật sự việc đúng bản chất, không phải vì đối tượng đang được nói là chính bản thân mình mà viết một cách thiên vị.
Đổi góc nhìn
Cũng khá tương tự với phương pháp nhập vai. Mỗi khi bạn viết ra quan điểm về một chuyện gì đó, hãy viết lại nó lần nữa (hoặc nhiều lần nữa) với vai trò là một người khác. Ví dụ nhé: bạn và em trai cãi nhau, bạn ghi nhật ký với góc nhìn của mình, sau đó thử đặt mình vào vị trí em trai và viết, hoặc thậm chí sau đó đặt mình vào vị trí bố mẹ rồi viết tiếp. Kiên nhẫn một chút, bạn sẽ thấy phương pháp này làm bạn tốt hơn nhiều đấy.
Viết thư
Phương pháp này thì không còn xa lạ. Bạn có thể đóng vai trò là bản thân mình trong tương lai, viết thư gửi cho mình ở thời điểm quá khứ / hiện tại. Hoặc cũng có thể viết và gửi cho bản thân mình ở tương lai.
Với mỗi tình huống sẽ có những nội dung khác nhau. Ví dụ gửi cho mình ở thời điểm tương lai bạn có thể gửi gắm vào đó hi vọng, mơ ước. Gửi cho mình ở quá khứ sẽ là những nhắc nhở, chia sẻ kinh nghiệm, dặn dò...
Và tất nhiên, bạn không bị giới hạn với việc chỉ gửi thư cho bản thân mình. Bạn có thể viết cho một người bạn có thật, một người lạ chưa quen mà bạn tưởng tượng ra...
Viết theo chủ đề
Phương pháp này nhiều khi mang tính thử thách, đôi khi lại đơn giản là được sử dụng khi bí quá, không biết viết gì. Bạn có thể chọn những chủ đề mình yêu thích để viết về hoặc tham khảo các chủ đề được gợi ý sẵn.
Under Trees có sẵn thử thách 30 ngày viết nhật ký (mỗi ngày một chủ đề) dành cho bạn.
Chia sẻ & nhận phản hồi
Nếu bài viết của bạn có thể chia sẻ được (không quá riêng tư) thì việc chia sẻ cho bạn bè hoặc cộng đồng trực tuyến sẽ là một cách hay.
Khi chia sẻ bạn có thể sẽ nhận lại được các phản hồi, góp ý, tranh luận... Điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực viết cũng như học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cái gì cũng có 2 mặt, những phản hồi góp ý kia chưa chắc đã tích cực, quan trọng là bản thân bạn, hãy lựa chọn thông tin tốt mà tiếp thu.
Sử dụng mẫu
Mẫu bài viết ở đây không phải là văn mẫu đâu nhé, mà nó là khung sườn thôi. Có nhiều loại mẫu bài viết nhật ký như: nhật ký du lịch, nhật ký học tập, nhật ký cảm xúc,...
Với mỗi mẫu bài viết sẽ có khung sườn nội dung cần viết ở dạng câu hỏi gợi ý. Ví dụ như nhật ký ẩm thực sẽ có các mục như: Bạn đã ăn gì? Ăn ở đâu? Món nào bạn thấy ngon nhất? Vì sao bạn cho rằng nó ngon nhất,...
Sử dụng mẫu bài viết là một cách hay khi bạn bí quá bí, không biết viết gì, viết như thế nào.
Under Trees có sẵn rất nhiều mẫu nhật ký cho bạn chọn mỗi khi bạn bí chủ đề. Bạn còn có thể thêm nhiều mẫu nhật ký của riêng mình nữa đấy.
Sử dụng hình ảnh & biểu tượng
Với cá nhân mình, mình thích trải nghiệm viết thuần túy hơn (tức là chỉ sử dụng ngôn từ). Tuy nhiên thi thoảng sử dụng thêm hình ảnh, hình vẽ, các biểu tượng cảm xúc... cũng làm cho trải nghiệm viết trở nên thú vị hơn.
Mỗi người có những sở thích và lựa chọn riêng. Mình liệt kê ra đây để bạn có thêm lựa chọn cho mình.
Sáng tác truyện, thơ, tiểu thuyết...
Thật, có rất nhiều bạn chia sẻ với Under Trees rằng các bạn sử dụng Under Trees mục đích chính là để viết truyện, tiểu thuyết.
Ban đầu thì mình cũng thấy hơi bất ngờ chút, nhưng nghĩ lại thì thấy cũng bình thường - nhật ký đâu chỉ là nhật ký đúng không. Này cũng là một ý tưởng tuyệt vời đó chứ.