Bạn muốn bắt đầu viết nhật ký nhưng bạn không biết nên viết về điều gì, bạn không biết viết như thế nào? sáng hay tối thì tốt hơn? làm sao để duy trì được thói quen viết nhật ký?... Đừng băn khoăn quá nhiều, hãy cùng mình điểm qua một vài điều quan trọng và bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
- 1. Xác định mục đích viết nhật ký
- 2. Lựa chọn chủ đề bạn muốn viết về
- 3. Viết như thế nào
- 4. Hình thành thói quen
1. Xác định mục đích viết nhật ký của bạn
Hãy hỏi bản thân mình vì sao muốn viết nhật ký và tìm cho mình một kiểu viết nhật ký và mục tiêu phù hợp.
Có nhiều kiểu nhật ký khác nhau như nhật ký cảm xúc, nhật ký giấc mơ, nhật ký công việc, nhật ký giấc ngủ,... Mỗi loại sẽ phù hợp với một đối tượng khác nhau. Ví dụ: nếu bạn thường xuyên mất kiểm soát với cảm xúc của mình, một cuốn nhật ký cảm xúc - nơi mà bạn chủ yếu viết về cảm xúc của mình, cũng như ghi lại để theo dõi tâm trạng hàng ngày sẽ giúp ích nhiều hơn. Tất nhiên một cuốn nhật ký tổng hợp cũng làm được điều đó, nhưng với một cuốn nhật ký chuyên về điều gì đó thì nó sẽ có những cách viết, những cách tiếp cận hay hơn để đạt mục đích dễ dàng hơn. Hãy chọn cho mình một loại phù hợp, nếu chưa biết kiểu nhật ký nào phù hợp cho mình thì đơn giản là một cuốn nhật ký là được, bạn thoải mái ghi mọi việc vào đó, từ công việc, cảm xúc, chuyện cá nhân...
Sau khi chọn được cho mình một kiểu nhật ký để viết, hãy đặt ra một mục tiêu phù hợp. Đừng dành quá nhiều thời gian cho việc viết nhật ký mỗi ngày, đặc biệt là khi mới bắt đầu vì việc không biết viết gì sẽ dễ làm bạn nản. Nhưng cũng đừng mỗi tháng viết một bài, sẽ không có ích gì nhiều, bạn sẽ không tập được thói quen viết nhật ký cho mình. Tốt nhất là mỗi lần viết chỉ nên dành 5 - 15 phút, mỗi tuần 3-4 lần là ổn.
2. Lựa chọn chủ đề bạn muốn viết về
Không biết nên viết về cái gì là vấn đề thường gặp đầu tiên của người mới.
3. Viết như thế nào
3.1 Hãy trung thực
Hầu hết mọi người khi bắt đầu viết nhật ký đều có những điều muốn viết ra cho nhẹ lòng nhưng lại lo sợ người khác đọc được. Sợ ai đó đọc được và cho rằng mình viết những điều ngu ngốc, sợ người khác biết được mình không hoàn hảo như người ta vẫn tưởng, sợ người ta chế nhạo coi thường mình, sợ những bí mật của mình bị phát hiện...
Bảo vệ sự riêng tư của mình là điều tất nhiên và bạn có nhiều cách để làm việc đó như là: sử dụng một cuốn sổ tay có mã khóa, cất nhật ký ở nơi an toàn, viết nhật ký bằng một ngôn ngữ mã hóa mà chỉ mình bạn hiểu... Hoặc bạn có thể sử dụng ứng dụng viết nhật ký có mật khẩu bảo vệ như Under Trees, với mật khẩu và vân tay bảo vệ bạn có thể yên tâm chắc chắn là không ai đọc được nhật ký của mình.
Và bây giờ, khi bạn đã an toàn, hãy nhớ rằng cho dù bạn viết về cái gì đi nữa, điều quan trọng là hãy viết một cách thành thật. Hãy xem nhật ký của bạn như là một người bạn thân, người bạn có thể yên tâm chia sẻ bất kỳ điều gì.
Hãy là chính mình, hãy thoải mái ghi lại những cảm xúc của bạn, cả tích cực lẫn tiêu cực. Nhớ rằng sẽ không ai đọc được những gì bạn viết, thế nên bạn có thể trung thực bày tỏ về bất cứ điều gì. Những dòng tâm sự đó chỉ dành cho riêng bạn. Khi viết ra những cảm xúc của mình, bạn sẽ học được cách kiểm soát nó, bạn sẽ thấy được giải tỏa và thoải mái hơn.
3.2 Viết về chủ đề yêu thích trước
Sẽ rất là tuyệt vời nếu bạn có nhiều chủ đề yêu thích để viết về. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi sự nhàm chán trong một thời gian đủ dài để hình thành nên thói quen viết nhật ký cho mình. Vậy nên, nếu bạn có chủ đề yêu thích hãy viết về nó trước.
3.2 Viết về những điều đơn giản
Sau các chủ đề yêu thích, viết về những điều đơn giản hằng ngày là gợi ý tiếp theo cho bạn. Hãy bắt đầu với những điều đó và bạn sẽ không cảm thấy quá sức, nó sẽ giúp bạn có động lực để giữ thói quen.
Đừng quan tâm chính tả, ngữ pháp
Đúng vậy, hãy để việc viết được tự nhiên thuận lợi, đừng làm cho việc viết trở thành một bài kiểm tra. Quên tất cả các vấn đề về dấu câu, chấm phẩy, ngữ pháp... đi. Đặc biệt là những bạn đang thử viết nhật ký bằng ngoại ngữ.
Không cần đầy đủ cả câu
Bạn không cần viết đầy đủ cả câu đâu, đúng vậy. Lúc bắt đầu bạn thậm chí chỉ cần ghi ra những từ khóa, hoặc gạch vài đầu dòng là được. Trau chuốt câu từ, hãy để sau!
Sử dụng hình ảnh, hình vẽ
Nhật ký không bắt buộc là chỉ có chữ viết, bạn có thể thêm vào các hình vẽ. Với công nghệ ngày nay, các ứng dụng viết nhật ký thậm chí còn cho phép bạn thêm vào video, tệp ghi âm giọng nói của chính bạn. Hãy làm cho cuốn nhật ký của bạn sống động hơn!
3.3 Viết trong thời gian vừa đủ
Ban đầu, đừng đặt thời gian cho việc viết nhật ký quá nhiều. Lúc bắt đầu bạn sẽ không biết nên viết gì đâu, đa số là dăm ba câu đã hết ý tưởng. Nếu bạn dành ra hẳn một giờ đồng hồ cho việc viết nhật ký thì khả năng cao là bạn sẽ dành đến 50 phút cho việc suy nghĩ xem nên viết cái gì tiếp theo đây.
Hãy chỉ dành 5-15 phút mỗi lần là được rồi. Sau này khi kỹ năng viết của bạn đã tốt hơn bạn có thể nâng dần thời gian viết lên cho phù hợp với chủ đề bạn chọn. Còn bây giờ, đừng quá sức, gian nan dễ nản.
Đặt ra các thử thách
Đây là một cách để trách nhàm chán và giúp bạn hình thành thói quen viết nhật ký cho mình. Bạn nghĩ sao về một thử thách mang tên 30 ngày viết nhật ký với mỗi ngày một chủ đề cho trước?
Sử dụng các câu hỏi
Sử dụng các câu hỏi có sẵn là một cách hay khi bạn đang ở thế bí không biết nên viết gì.
Hãy viết ở nơi riêng tư
Hãy chọn nơi riêng tư để viết, có vậy bạn sẽ được viết thoải mái, không bị làm phiền, không lo sợ ai đó đọc lén...
3.3 Thử các kỹ thuật khác nhau
Kỹ thuật ư? có lẽ bạn chưa biết nhưng thế giới đã đưa việc viết nhật ký lên một tầm cao mới rồi. Có rất nhiều kỹ thuật viết nhật ký đã được tạo ra phục vụ cho những mục đích khác nhau.
3.3 Không đổ lỗi cho bản thân
Hmm, cho dù bạn đang viết gì cũng đừng mắc sai lầm này. Đừng lặp đi lặp lại việc đổ lỗi cho bản thân mình khi viết nhật ký. Ghi lại sai lầm và học hỏi từ sai lầm đó mới là cách đúng.
Liên tục đổ lỗi cho bản thân chỉ làm cho nhật ký của bạn ngày càng trở nên tăm tối và nó hoàn toàn đi ngược lại lợi ích của việc viết nhật ký.
4. Hình thành thói quen
Để việc viết nhật ký trở thành thói quen là điều không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là khá khó khăn. Ban đầu bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chán nản. Nên việc đầu tiên bạn cần làm là phải ép mình vào khuôn khổ, phải dành thời gian cố định cho việc viết nhật ký.
Có rất nhiều nghiên cứu về việc nên viết nhật ký vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất cho sự sáng tạo, năng suất, và cả cho sức khỏe thể chất, tinh thần. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này lại rất mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, thời gian tốt nhất chính là thời gian phù hợp nhất đối với bạn. Nếu bạn có thể dành thời gian cố định mỗi tối trước khi đi ngủ cho việc viết nhật ký thì đó là thời gian tốt nhất hay ngược lại bạn chỉ có thể dành thời gian buổi sáng sau khi thức dậy thì hẳn buổi sáng là thời gian tốt nhất cho bạn rồi. Hãy tự mình tìm ra khoảng thời gian tốt nhất dành cho mình.
Sau khi tìm được khoảng thời gian dành cho việc viết nhật ký, hãy duy trì việt viết nhật ký đều đặn, không cần phải mỗi ngày nhưng phải đều đặn, có lịch cụ thể. Ví dụ: hằng ngày, mỗi 2 ngày, 3 ngày một lần..vv. Nhưng đừng 1 tháng 1 lần nhé! Hãy đặt ra một lịch trình khả thi cho mình.
Có một nghiên cứu đáng tin chỉ ra rằng, nếu bạn duy trì một việc nào đó liên tục trong 21 ngày liên tục thì nó sẽ dễ dàng trở thành thói quen của bạn. Hãy đặt ra thử thách 21 ngày cho mình.
Hãy để nhật ký của bạn ở nơi bạn dễ tiếp cận, để luôn nhớ đến việc viết. Bạn có thể cần đặt hẹn giờ để nhắc bạn lúc nào nên dành thời gian cho nhật ký của mình. Đây cũng là lúc những ứng dụng viết nhật ký như Under Trees trở nên hữu dụng hơn một cuốn sổ tay khi nó có chức năng nhắc nhở bạn viết nhật ký theo thời gian cài đặt sẵn.